© 2017

Cách trưng bày và ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam Việt Nam

NLD Code - Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam. Trước là thờ cúng tổ tiên, sau là ước mong năm mới được an khang, thịnh vượng...

Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam. Trước là thờ cúng tổ tiên, sau là ước mong năm mới được an khang, thịnh vượng hơn năm trước. Mỗi loại quả khi bày trên ban thờ đều có ý nghĩa riêng, vì vậy các gia đình cần hiểu và nắm rõ để gửi gắm ước nguyện, cầu mong của mình trong năm mới.

Ý nghĩa ngũ quả

Mãng cầu: mang ý nghĩa may mắn, thịnh vượng
Sung: sự tung túc, sung mãn về tình cảm, tiền bạc
Dừa: cầu mong cuộc sống vừa đủ, không túng thiếu và viên mãn
Đủ: cầu mong sự no đủ cả về kinh tế và tình cảm, đầy đủ thịnh vượng trong cuộc sống
Xoài: việc tiêu xài không cần lo nghĩ

Cách trưng bày mâm ngũ quả

- Nhìn chung khi chúng ta nắm được những loại quả chính để bài trí thì việc sắp xếp khá đơn giản. Đầu tiên là chuẩn bị một cái mâm hoặc một cái khay đủ để sắp xếp những loại quả này, thông thường mỗi loại quả sẽ có số lượng từ 3 trở lên. Những loại quả kích thước lớn sẽ nằm ở phía dưới và hướng đến mắt người nhìn. Vậy ta sẽ có đu đủ, dừa, xoài ở phía dưới. Xếp bên trên là mãng cầu và những chùm sung làm sao có thể tạo được hình dáng giống một tòa tháp là được. Thêm 2 – 3 quả thơm để cho mâm ngũ quả vững chắc hơn, hai quả dưa hấu sẽ để bên cạnh khi bài trí xong.

- Cũng theo quan niệm thì một số loại quả không nên được bày trên mâm ngũ quả của người miền Nam bao gồm : chuối (thể hiện sự khó khăn, chúi nhủi, nguy khốn), lê, táo (thể hiện sự lê lết, khó phất lên được), cam, quýt (quýt làm cam chịu).

Chia sẻ
Nguyễn Lê Điệp

Nguyễn Lê Điệp

Có sở thích lập trình, viết lách nên đã từng tham gia ở một số diễn đàn, đến năm 2017 mới có điều kiện sáng lập ra Nguyễn Lê Điệp chấm Com. Được sinh ra ở Bình Định, đang học tập và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh...